menu Đóng
Tư vấn 1:1

Portfolio là gì? Cách tạo một portfolio chuyên nghiệp (Có ví dụ)

thumbnail Portfolio là gì? Cách tạo một portfolio chuyên nghiệp (Có ví dụ)

Portfolio là gì?

Portfolio có thể hiểu đơn giản chính là hồ sơ dạng hình ảnh, kinh nghiệm và thành tích của bạn trong một lĩnh vực cụ thể. Nó được sử dụng để giới thiệu bản thân với các nhà tuyển dụng tiềm năng và chứng minh khả năng của bạn trong việc thực hiện một công việc cụ thể.

Portfolio còn được gọi là "hồ sơ công việc", "hồ sơ chuyên môn" hoặc "hồ sơ xin việc". Nó chi tiết hơn nhiều so với sơ yếu lý lịch hoặc thư xin việc, và là cách rất hiệu quả để gom gọn các thành tích công việc, học vấn, kỹ năng và đào tạo, mẫu tác phẩm, thư giới thiệu và hơn thế nữa thành một bộ hồ sơ hấp dẫn.

Lý do cần có portfolio là gì?

Hãy nghĩ về Portfolio của bạn như một công cụ giúp bạn thể hiện bản thân - một cách chuyên nghiệp. Portfolio là một bộ sưu tập các tác phẩm của bạn không ngừng phát triển, phản ánh tài năng, kỹ năng, kinh nghiệm và thành tích chuyên môn. Nó trưng bày những tác phẩm tốt nhất của bạn để khách hàng tiềm năng hoặc nhà tuyển dụng tương lai có thể thực sự cảm nhận được năng lực của bạn.

Sơ yếu lý lịch, hồ sơ Upwork hoặc trang LinkedIn của bạn thường phải tuân theo một mẫu định sẵn. Portfolio là cơ hội để bạn thể hiện kiến thức và kỹ năng của mình một cách cá nhân và sáng tạo hơn.

Tuy nhiên, đối với một số loại công việc, Portfolio lại quan trọng ngang bằng, thậm chí đôi khi còn quan trọng hơn cả sơ yếu lý lịch.

Đối với những freelancer chuyên nghiệp, các ngành nghề gần như luôn yêu cầu Portfolio bao gồm:

  • Thiết kế đồ họa 

  • Thiết kế web

  • Nhiếp ảnh gia

  • Quay phim

  • Creative Studio 

  • Biên tập video

  • Writer 

  • Lập trình viên

Một số vai trò sẽ yêu cầu nội dung có tác động trực quan mạnh mẽ hơn trong Portfolio, trong khi những vai trò khác có thể yêu cầu văn bản hoặc dữ liệu để chứng minh năng lực. Tuy nhiên Không phải tất cả các công việc đều yêu cầu Portfolio chuyên nghiệp. Nếu bạn đang có sự nghiệp thuộc một trong các lĩnh vực được liệt kê ở trên, hãy đảm bảo rằng mình sẽ có 1 Portfolio hoàn toàn đặc biệt, và chỉnh chu nhé. Bạn cũng có thể thấy việc lướt qua thông tin chi tiết của một số ngành nghề khác có giá trị để xem các lĩnh vực khác nhau so sánh như thế nào.

Một Portfolio chuyên nghiệp bao gồm các yếu tố chính sau:

1. Thông tin tiểu sử

Một phần "giới thiệu về bản thân" hoặc trong section about của bạn là cơ hội để cho khách hàng tiềm năng hoặc nhà tuyển dụng biết thêm một chút về bạn. Đây là nơi tuyệt vời để thể hiện cá tính của bạn và thiết lập mối quan hệ gần gũi với khách hàng. Tiểu sử của bạn không cần phải kể toàn bộ câu chuyện cuộc đời của bạn, nhưng việc đưa vào một vài chi tiết cung cấp cho khách hàng cái nhìn thoáng qua về bạn và công việc bạn làm sẽ rất hiệu quả. Hãy nói về lịch sử công việc, kinh nghiệm và thành tích của bạn và đừng ngại thêm một chút về cuộc sống cá nhân của bạn vào đó.

2. Kỹ năng và năng lực

Điều gì ở bạn khiến bạn trở nên có năng lực và giá trị độc đáo đối với các nhà tuyển dụng và khách hàng tiềm năng? Chứng minh điều đó bằng cách nêu bật các kỹ năng và năng lực của bạn trong portfolio của bạn.

Bao gồm cả các kỹ năng (hard skills) chuyên biệt cho vai trò của bạn nhưng cũng cân nhắc việc nêu bật các kỹ năng mềm (soft skills) của bạn. Ví dụ, nếu bạn là một lập trình viên Front-end, rõ ràng bạn cần bao gồm các kỹ năng về phát triển web hoặc các ngôn ngữ lập trình cụ thể. Ngoài ra, bạn cũng có thể muốn đề cập và chứng minh cách bạn có kỹ năng giải quyết vấn đề, quản lý thời gian và giao tiếp hiệu quả.

3. Các chứng chỉ và bằng cấp

Hơn hết, Portfolio nghề nghiệp và cá nhân độc lập của bạn luôn cần cung cấp bằng chứng về năng lực của bạn cho vị trí hoặc công việc bạn đang ứng tuyển. Thêm các bằng cấp và chứng chỉ giáo dục của bạn là một cách tuyệt vời để thực hiện điều này và làm nổi bật thêm uy tín của bạn.

Ví dụ, bạn là front end developer hãy đưa ra bằng đại học hoặc là chứng chỉ của khóa học Front end Master tại CFD Circle mà bạn tham gia để cho nhà tuyển dụng thấy bạn có nền tảng về front end.

Bạn cũng có thể bao gồm một bản tóm tắt ngắn gọn về học vấn của bạn, bao gồm bất kỳ giải thưởng nào bạn nhận được hoặc điểm số của bạn.

5. Thành tích đạt được

Mở đầu đoạn này bằng một câu tóm tắt những thành tích nổi bật nhất của bạn. Sau đó, liệt kê chi tiết các thành tích theo thứ tự thời gian, ưu tiên những thành tích gần đây nhất và liên quan nhất đến vị trí bạn đang ứng tuyển. 

5. Lời giới thiệu và cảm nhận từ khách hàng

Đoạn này giúp nhà tuyển dụng đánh giá năng lực của bạn thông qua lời giới thiệu từ những người đã từng làm việc với bạn, chẳng hạn như quản lý cũ, đồng nghiệp hoặc khách hàng. Bạn có thể xin phép những người này cung cấp thông tin liên lạc để nhà tuyển dụng có thể chủ động xác nhận.

6. Các dự án của bạn đã làm

Tùy thuộc vào lĩnh vực bạn đang ứng tuyển, các mẫu công việc có thể bao gồm:

- Thiết kế đồ họa: Portfolio trực tuyến hoặc file PDF

- Viết lách: Bài báo, bài viết đã được đăng tải

- Lập trình: Đường dẫn đến mã nguồn trên Github

- Marketing: Báo cáo chiến dịch, case study

Chọn lọc chất lượng: Chỉ chọn những mẫu công việc tiêu biểu nhất, thể hiện kỹ năng và phong cách làm việc của bạn.

Liên quan đến vai trò: Chọn mẫu liên quan đến vị trí đang ứng tuyển. Ví dụ, nhà thiết kế đồ họa có thể đưa mẫu thiết kế logo, brochure,...

Định dạng phù hợp: Chọn định dạng phù hợp để dễ dàng gửi qua email hoặc cung cấp link trực tuyến. Giữ cho kích thước file nhỏ gọn để tránh ảnh hưởng đến tốc độ tải.

5 ví dụ Portfolio trong các lĩnh vực khác nhau

1. CFD Studio - Creative Design & Development Studio

Phân tích:

  • Layout và hiệu ứng sáng tạo
  • Showcase các dự án bắt mắt.
  • Tập trung vào thương hiệu riêng.
  • Thể hiện rõ cá tính của thương hiệu trong mục About.
  • Cung cấp các dịch vụ cụ thể và tập trung vào thế mạnh sản xuất website có chất lượng cao cấp và sáng tạo.
  • Thông tin và cách liên lạc cụ thể.

2. Jessica Walsh - Designer

Phân tích:

  • Layout và thiết kế sáng tạo và mang đậm chất thương hiệu riêng.
  • Cung cấp các dịch vụ cụ thể và tập trung vào thế mạnh.
  • Thông tin và cách liên lạc cụ thể.
  • Showcase các dự án 1 cách mạch lạc và tập trung vào giao diện đơn giản .

3. Petros Nousias - Videographer


Phân tích:

  • Layout và thiết kế đơn giản nhưng đậm chất thương hiệu riêng.
  • Cung cấp các dịch vụ cụ thể và tập trung vào thế mạnh sản xuất video.
  • Thông tin và cách liên lạc cụ thể.
  • Có danh mục các bài viết chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm.
  • Showcase các dự án và có video cho người dùng tham khảo.
  • Showcase các giải thưởng trong ngành. Videos — Petros Nousias GSC

Jed Donahue - Writer

Phân tích:

  • Cung cấp các dịch vụ cụ thể và tập trung vào thế mạnh viết lách.
  • Thông tin và cách liên lạc cụ thể.
  • Showcase các cuốn sách đã viết và điều chỉnh 
  • Có danh mục testimonial của các khách hàng đã tham gia và làm việc chung.
  • Mục About thể hiện rõ cá tính và kinh nghiệm.

Andrej Gajdos - Software Developer

Phân tích:

  • Layout đơn giản nhưng đầy đủ thông tin
  • Có video intro chào người dùng
  • Có thông tin về kinh nghiệm và chuyên môn
  • Các dự án đã làm và tham gia phát triển
  • Có mục Blog chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức của bản thân
  • Có Form đăng ký và để lại thông tin liên lạc.
  • Có mục testimonial của các khách hàng đã sử dụng dịch vụ và làm việc chung.

Astray Photographer - Photographer

Phân tích:

  • Layout đơn giản nhưng đầy đủ thông tin tập trung vào chuyên môn
  • Đội ngũ chuyên nghiệp và thể hiện được thương hiệu riêng.
  • Danh mục các bộ album được layout và phát triển tập trung vào showcase các bức ảnh đặc biệt và thu hút ánh nhìn.
  • Có danh mục blog chia sẻ kinh nghiệm chụp hình và kiến thức chuyên môn.
  • Cung cấp các dịch vụ rõ ràng và đầy đủ thông tin.

Tổng kết

Bên trên là các portfolio thật sự sáng tạo, và có sự đơn giản nhưng hiệu quả tối ưu đến bất ngờ. 

Dù bạn là 1 videographer hay 1 Software Developer thì chúng ta đều cần có 1 nơi để lưu giữ lại các kiến thức, và showcase các dự án 1 cách hoành tráng và thật sự thu hút nhà tuyển dụng và các khách hàng tiềm năng của chúng ta.

Portfolio là chìa khóa rất quan trọng giúp bạn mở cánh cửa thành công. Hãy đầu tư thời gian và tâm huyết để xây dựng một portfolio ấn tượng, thể hiện rõ năng lực và cá tính của bạn. Portfolio sẽ là người bạn đồng hành đắc lực trong suốt hành trình phát triển sự nghiệp của bạn.

Hãy nhớ rằng: Portfolio là nơi thể hiện hành trình sự nghiệp của bạn, không phải đích đến. Hãy luôn cập nhật portfolio với những dự án mới nhất và không ngừng học hỏi để nâng cao kỹ năng của bạn.

Chúc bạn thành công!

Đăng ký hoặc đăng nhập để bình luận