Frontend Dev nên theo Full stack Designer hay Full stack Developer?
Là một Frontend Developer các bạn có định hướng như thế nào về sự phát triển của bản thân mình chưa ?
Một Frontend Developer đến một giai đoạn nào đó chúng ta bước đến một ngưỡng phát triển mới cho bản thân. Có người chọn theo hướng Fulls tack Developer và Full stack designer (Một hướng phát triển mới trong những năm gần đây) . Mỗi hướng đều có sự phát triển riêng nhưng đều có một điểm chung là đều là từ Frontend phát triển lên.
Full stack Developer là ai?
Hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Full stack designer hay Full stack developer?
Trước tiên trước khi bước vào tìm hiểu khái niệm Full stack Desginer, chúng ta hãy làm rõ cụm từ Fullstack trước nhé.
Full stack là một người đa năng, có kinh nghiệm và hiểu biết về hệ thống họ đang vận hành. Họ nhanh nhẹn , có thể thích nghi nhanh với các dự án khác nhau và nắm đa phần hết các kĩ thuật trong dự án.
Để trở thành một nhà Full stack đòi hỏi rất nhiều nghiên cứu, làm việc và cả kinh nghiệm họ tích lũy được.
Full stack Designer là ai?
Câu chuyện bắt đầu từ xưa, người ta cho một sự tách biệt rõ ràng giữa Designers và Developers. Mỗi người đảm nhận vai trò và nhiệm vụ khác nhau.
Tuy nhiên, bây giờ nhiều công ty – đặc biệt là các công ty có quy mô nhỏ hoặc đa số các công ty khởi nghiệp, họ chọn sử dụng mô hình hoạt động gọn gàng hơn.
Họ kêu gọi những người có kỹ năng liên ngành, hoặc là đơn giản là sẵn sàng đảm nhiệm vai trò khác tạm thời trong công ty.
Trong đó, full stack designers cũng chính là những người trong số họ, các designers và developers đã chảy máu chất xám cùng nhau. Công việc của họ là design và có thể đảm nhận cả vai trò là một developers. Họ đủ kiến thức để tự mã hóa bản vẽ của mình tạo ra sản phẩm.
Họ có thể thực hiện dự án của mình từ đầu đến cuối, bằng cách design cho dự án và trực tiếp tham gia phát triển Frontend cho dự án.
Dưới đây là kỹ năng mà họ triển khai trong dự án:
-Conceiving a project.
-Wireframe and prototype design (UX)
-Visual design (UI)
-Front-end developer
Full stack designer
Trở thành một Full stack Designer bạn sẽ hiểu được rõ sản phẩm của mình hơn., mở ra một giới hạn mới cao hơn.
Từ việc tạo ra bản vẽ có thể tự mình mã hóa để tạo ra sản phầm. Đa năng nâng cao tư duy hiểu biết đa chiều, hiểu được vai trò của người thực thi tạo ra sản phẩm. Nâng cao khả năng từ đó có nhiều cơ hội phát triển.
Full stack Developer là ai?
Full stack Developer là một nhà phát triển đa năng, có kỹ năng và hiểu biết tốt về hệ thống. Họ có thể đảm nhận vai trò front-end (người làm giao diện) và back-end(người xử lý hệ thống).
Họ vừa có tư duy logic tốt để phân tích các vấn đề hệ thốn cơ sở dữ liệu, vừa có khả năng thể hiện xử lí giao diện phía bên ngoài.
Trở thành một Full stack Developer họ cần có một lượng lớn kiến thức, kỹ năng và nhiều kinh nghiệm trải qua nhiều dự án khác nhau.
Tùy vào chuyên môn mà full stack developer có các kỹ năng khác nhau, nhưng quy chung thì họ có các kỹ năng để làm front-end và back-end.
Dưới đây là tiêu biểu điển hình kỹ năng của một full stack developer:
- HTML,CSS
- Javascript
- Node.js / PHP / Java
- SQL, MongoDB
- Logic hệ thống
- Version Control / Tools
Full stack developer
Trở thành fullstack developer cơ hội việc làm sẽ nhiều hơn và chất lượng hơn. Hiểu rõ hệ thống một cách liền mạch trong dự án, giúp khả năng xử lí vấn đề tốt hơn. Khả năng thích ứng được nâng cao, tiếp xúc công nghệ mới nâng cấp kỹ năng. Nâng cấp khả năng đến một giới hạn mới từ đó phát triển nâng cao cơ hội của mình hơn.
Qua 2 khái niệm mình phân tích trên, các bạn đã hiểu được phần nào công việc và khả năng của fullstack designers và fullstack developer đúng không.
Việc trở thành fullstack designer hoặc fullstack developer đều có những hướng đi và công nghệ khác nhau. Tùy thuộc vào sự đòi hỏi công việc và bản thân chúng ta mà có một hướng đi phát triển thích ứng.
Đến lúc mình dừng bút tại đây, hi vọng bài viết của mình sẽ hỗ trợ, giúp ích cho các bạn nhiều điều mới.
Khoá học lập trình
Frontend Master
Lộ trình học hơn 7 tháng và hoàn thành 5 dự án thực tế. Môi trường học như khi bạn đi làm.