menu Đóng
Tư vấn 1:1

Lộ trình để trở thành một Frontend Developer

thumbnail Lộ trình để trở thành một Frontend Developer

Trong những năm gần đây, công nghệ phần mềm đang ngày càng phát triển và lớn mạnh ở cả trong và ngoài nước, những chuyển biến mới mẽ và công nghệ không ngừng cập nhật liên tục ngày càng phát triển mạnh hơn. Trong đó, lập trình web development chính là một trong những ngọn cờ của sư đổi mới cập nhật mạnh về công nghệ. Chúng thay đổi về nhiều yếu tố khác nhau như tốc độ, khả năng SEO, cơ chế,… cách vận hành khác nhau hoàn toàn. Đối với Frontend Development cũng vậy , mới mẽ, nhiều trải nghiệm, đổi mới nhưng cũng không kém phần thử thách.

Hôm nay, một bài viết mình sẽ dành riêng để viết về lộ trình của một người mới từ bước đầu tiếp cận công nghệ đến khi hoàn thành lộ trình của một Frontend Developer, nào hãy cùng mình đi từng đoạn bài viết nhé. 

Frontend Developer là ai ?

Frontend Developer là người phát triển giao diện người dùng của trang web và các ứng dụng. Họ chịu trách nhiệm xác định cấu trúc và thiết kế của ứng dụng web, xây dựng các tính năng để cải thiện trải nghiệm người dùng, cân bằng giữa thiết kế và chức năng, tối ưu hóa ứng dụng web cho các thiết bị khác nhau, tối ưu hóa các trang về tốc độ và khả năng mở rộng, sử dụng các ngôn ngữ đánh dấu khác nhau để mã hóa web trang, duy trì tính nhất quán của thương hiệu và viết mã có thể sử dụng lại. Nói một cách dễ hiểu, phát triển front-end đề cập đến các dòng mã xác định hoạt động và cấu trúc của giao diện người dùng và nói một cách nhanh nhất dễ hiểu họ là người làm giao diện phía bên  ngoài mà chúng ta có thể nhìn thấy của một trang web !

Kiến thức cơ bản về Internet

Đối với internet, bạn cần có những hiểu biết về trình duyệt. HTTP, JSOL, XML, DNS, COOKIES,… Chúng là gì? Cách chúng hoạt động như thế nào ?

Cfd Circle

Kiến thức về Internet

Bên cạnh đó, bạn cũng nên tìm hiểu thêm về các khái niệm như Hosting, Domain,… Tổng quan một website hoạt động như thế nào.

Bước đầu chuyên môn với HTML, CSS và Javascript

Nếu chúng ta nói HTML là ngôn ngữ siêu văn bản, là cốt lõi thiếu yếu để tạo ra phần thô cần thiết để cấu trúc nội dung của một trang web. Thì CSS sẽ giúp chúng ta định hình nội dung HTML được đẹp hơn khi hiển thị trên web, chúng ta có thể trang trí sáng tạo theo cách của chúng ta để tạo ra giao diện mà chúng ta muốn. Và cũng chính CSS thể hiện bộ mặt của một website,nếu trang web của chúng ta ưu nhìn thì dĩ nhiên việc lôi cuốn và hấp dẫn người dùng là điều hiển nhiên đúng không. Tuy nhiên, nội dung tốt, giao diện đã đẹp và ưu nhìn hơn, nhưng người dùng muốn thao tác với website mà họ truy cập thì chúng ta làm thế nào ?

Vấn đề đã được giải quyết đó chính là sử dụng kết hợp Javascript vào web. Javascript là một ngôn ngữ lập trình dựa trên logic, nó có thể dùng để sửa tùy chỉnh thao tác nội dung trên website. Giúp người dùng truy cập có thể thao tác được trên website của họ thỏa mãn nhu cầu khi sử dụng. Như vậy, cơ bản là một Frontend Developer chúng ta phải nắm thật vững kiến thức về HTML,CSS, Javascript và kết hợp chúng lại với nhau tạo ra một website hoàn chỉnh.

Cfd Circle

Cốt lõi kiến thức của Frontend

  • HTML: Bạn có  thể sử dụng HTML để thêm văn bản, hình ảnh, video, âm thanh, ô nhập, biểu mẫu, bố cục và nhiều hơn thế nữa vào trang web.
  • CSS: Về CSS việc làm của chúng ta là sẽ định vị chúng với bằng cách style các thuộc tính cho text, khối, lưới, mô hình, flexbox và nhiều thuộc tính CSS thú vị khác cho phép chúng ta style theo ý chúng ta mong muốn.
  • Javascript:  Javascript giúp chúng ta thực hiện các yếu tố hình ảnh động và tương tác của người dùng. Một vài điều cần lưu ý là cú pháp của nó, thao tác với DOM, khái niệm import/export, bất đồng bộ, xử lí sự kiện, thao tác được với API và cú pháp nâng cao của Javascript.

Tăng tốc với CSS và Javascript Framework

Sau khi đã nắm vững kiến thức HTML,CSS,Javascript thì đây là lúc các bạn cần tiến đến một bước ngoặt lớn hơn đó là làm việc với framework.

Framework được hiểu là một bộ khung code được viết sẳn cấu thành, các thư viện lập trình được đóng gói trong đó. Chúng cung cấp cho chúng ta các tính năng có sẳn như mô hình, API và các yếu tố khác để tối giản cho việc phát triển các ứng dụng web phong phú. Nhờ đó các bạn chỉ cần vào xây dựng và nội thất theo ý mình.

Đối với CSS Frameworks đang thịnh hành hay sử dụng ở nhiều dự án hiện nay:

  • Bootstrap
  • Tailwind CSS
  • Semantic UI
  • Ulkit
  • Bulma
  • Material UI

Cfd Circle

CSS Frameworks

Đối với Javascript Frameworks đang thịnh hành hiện nay như:

  • React
  • Angular
  • Vue.js
  • Ember.js

Cfd Circle

Javascript Frameworks

Việc các framework đang là xu hướng làm web hot hiện nay, thì việc là một Frontend Developer bạn không thể , không biết ít nhất một Framework đang thịnh hành trên. Và nếu làm việc tốt được với Framework, mình tin rằng cơ hội nghề nghiệp sẽ là một điều chắc chắn ở thời điểm hiện nay.

Học cách làm việc với Version Control System

Các bạn vẫn thường nghe mọi người hay nhắc đến cụm từ "Version Control" đúng không ? Vậy  "Version Control" là gì ?

Version Control System được hiểu là công cụ để quản lý và theo dõi sự thay đổi của trong source code của dự án theo thời gian giúp chúng ta quản lý một cách dễ dàng và tiện lợi.

Version Control System hữu dụng trong việc quản lí dự án đòi hỏi sự tham gia của nhiều lập trình viên cùng phát triển. Các  tính năng phân nhánh tách ra để giúp mỗi lập trình viên trong dự có thể tách biệt phát triển feature của mình mà không phải lo việc rối ren khi code chung một source code. Version Control System có các tính năng nổi bật sử dụng thuận tiện. Mỗi thành viên sẽ được đảm nhận một việc trong dự án tách ra một feature riêng.

Khi hoàn thành xong feature lập trình viên đẩy dự án lên để hợp nhất với source code. Khi cả hai lập trình viên hoàn thành xong hai feature khác nhau cùng một lúc thì khi merge(gộp nhánh) code lại có thể gây ra conflict(xung đột code) vì hai người cùng viết một đoạn code trong file, lúc này sẽ có thông báo cho chúng ta xử lí conflict và hoàn thiện source code.

Hiện nay thì có các Version Control System phổ biên như:

  • GitHub
  • GitLab
  • Beanstalk
  • AWS CodeCommit

Cfd Circle

Version Control System

Bổ sung công cụ và kỹ năng mềm

Một Frontend Developer ngoài việc chúng ta phải có kiến thức tốt về code, chúng ta cũng cần phải trang bị bổ sung thêm kỹ năng mềm. Để chúng ta giao tiếp và làm việc tốt hơn.

Học sử dụng phần mềm Design như:

  • Adobe Photoshop.
  • Adobe ILLustrator.
  • Adobe XD.
  • Figma.

Học sử dụng các công cụ tools như:

  • Chome DevTools
  • Page Speed
  • Selenium
  • Google Analytics
  • Và còn nhiều tools hay khác nữa.

Một kỹ năng mềm quan trọng cực kì mà chúng ta không thể không biết đến đó là tiếng Anh, nắm được tiếng Anh giúp chúng ta đọc tài liệu kiến thức bằng tiếng Anh một cách dễ dàng và đúng nghĩa hơn, giúp chúng ta giao tiếp với khách hàng hay đồng nghiệp là người nước ngoài và cũng là một bước tiến quan trọng nếu chúng ta muốn ra nước ngoài làm việc.

Đến đây có lẽ các bạn cũng đã nắm được rõ phần nào công việc và lộ trình của một Frontend Developer. Hy vọng kiến thức mình chia sẻ giúp ích được cho các bạn.

Bạn có thể xem Trần Nghĩa - Founder của CFD Circle chia sẻ chi tiết lộ trình học để trở thành frontend dev nhé:

 
Đăng ký hoặc đăng nhập để bình luận